Nước vào tai do nhiều nguyên nhân như tắm,ầmthườnggặpkhilấynướcrakhỏxem so xo mien bac bơi lội, mồ hôi đọng lại khi đeo tai nghe quá lâu. Mọi người đều có thể bị nước vào tai ít nhất vài lần trong đời. Tình trạng này gây khó chịu, bóp nghẹt âm thanh, ù tai, lâu ngày dễ dẫn đến viêm.
Có nhiều cách giúp nước thoát ra khỏi tai, nhưng thực hiện sai có nguy cơ viêm nhiễm, rách màng nhĩ, tích tụ ráy tai. Dưới đây là sai lầm của nhiều người khi lấy nước ra khỏi tai.
Dùng tăm bông: Tăm bông chỉ thấm được nước ở ngoài tai, không lấy được hết nước ở sâu bên trong. Vật dụng này có thể đẩy ráy tai và chất bẩn vào trong ống tai. Tăm bông có thể làm loại bỏ lớp ráy bảo vệ tai, ảnh hưởng vi khuẩn tự nhiên trong ống tai hoặc gây kích ứng vùng da mỏng của ống tai.
Cho ngón tay vào ngoáy tai: Móng tay có thể làm xước tai, tổn thương vùng da mỏng manh của ống tai.
Dùng máy sấy cường độ mạnh: Một số người dùng máy sấy tóc để sấy khô nước trong tai. Tuy nhiên, cách này chỉ làm khô tai, dễ bỏng tai nếu sấy không đúng cách mà không lại bỏ hết nước bên trong.
Dùng cồn: Cồn hoặc các loại thuốc nhỏ chứa hydrogen peroxide có tác dụng oxy hóa mạnh không hiệu quả để đẩy nước ra khỏi tai. Dùng thuốc nhỏ sai cách có thể dẫn đến khô ống tai, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Nước vào tai lâu ngày dễ gây nhiễm trùng, với các dấu hiệu bao gồm ngứa, đỏ, khó chịu, đau nặng hơn khi kéo tai ngoài, ấn vào vết sưng nhỏ trước tai, có chất lỏng chảy ra ngoài. Người có những dấu hiệu này nên đi khám để được điều trị đúng cách.
Khi nước vào tai, nên lau khô tai ngoài bằng khăn mềm hoặc vải. Nghiêng đầu sang một bên, nhẹ nhàng kéo dái tai để làm thẳng ống tai giúp nước chảy hoặc nằm nghiêng trong vài phút, tai chứa nước nằm lên khăn mềm để thấm nước.
Dùng một chiếc khăn ấm, gấp khăn và nghiêng đầu, đặt khăn ngoài ống tai trong vài phút để hơi ấm giúp giảm tắc nghẽn, nước tự thoát ra ngoài. Ngáp và nhai cũng giúp mở ống tai. Các cử động miệng giảm căng thẳng trong ống tai, đẩy nước ra ngoài.
Nêu nùng nút bịt tai lúc đi bơi, tránh đeo tai nghe khi chạy để mồ hôi không lọt vào ống tai. Nếu có nhiều ráy tai tích tụ, bạn nên đến bác sĩ khám, không tự ý lấy tại nhà.
Anh Chi(Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |